Thang máy gia đình là loại thang máy được thiết kế riêng cho các tòa nhà dân cư như biệt thự, nhà phố hoặc căn hộ cao cấp. Nếu bạn đang tìm đơn vị thi công thang máy gia đình uy tín nhất hiện nay vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết này của Thang Máy 3D.
Kích thước thang máy gia đình như thế nào ?
Thang máy gia đình có nhiều kích thước khác nhau, từ nhỏ đến lớn, để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong đa dạng các không gian và kiến trúc nhà ở hiện đại. Thông thường, kích thước thang máy gia đình sẽ tương ứng với tải trọng của nó. Quý khách có thể tìm hiểu thêm chi tiết trong bảng thông tin dưới đây.
Hiện nay, kích thước phổ biến cho thang máy gia đình là 1200mm x 1000mm hoặc 1200mm x 900mm, với tải trọng từ 350kg đến 450kg. Các kích thước và tải trọng này đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các dự án xây mới tại Việt Nam như biệt thự, nhà phố, và nhà tầng.
Giá lắp đặt thang máy gia đình như thế nào ?
- Số điểm dừng
- Yêu cầu thi công phòng máy
- Vị trí lắp đặt thang máy: ngoài trời sẽ có mức phí cao hơn từ 10 – 15% so với trong nhà
- Mức tải trọng: 300kg, 400kg, 500kg, 600kg
- Kết cấu giếng thang và nguyên liệu thi công
- Đặc điểm công trình: nếu xa, không nằm trong tỉnh có chi nhánh
- Nội thất bên trong thang máy và các tính năng cập nhật
- Tùy chỉnh thiết kế: màu sắc, cửa tự động, và các phụ kiện thang máy.
Thang Máy 3D - Đơn vị thi công thang máy gia đình uy tín, giá tốt hàng đầu
Hiện nay, Thang Máy 3D là một trong những đơn vị cung cấp và thi công thang máy gia đình uy tín, giá cạnh tranh nhất trên thị trường:
- Bảo hành toàn diện 24 tháng: Toàn bộ thiết bị thang máy gia đình được bảo hành 100%. Nếu có lỗi từ nhà sản xuất, thiết bị sẽ được thay mới hoàn toàn miễn phí.
- Xử lý sự cố nhanh chóng: Khi nhận được thông báo, đội ngũ kỹ thuật sẽ có mặt trong vòng 30 - 60 phút để khắc phục.
- Kiểm định nghiêm ngặt: Mỗi thang máy gia đình đều được kiểm định kỹ lưỡng trước khi bàn giao cho khách hàng.
- Thiết kế đa dạng: Nhiều mẫu mã, màu sắc phong phú, phù hợp với mọi phong cách thiết kế.
- Lắp đặt tối ưu không gian: Thang máy gia đình phù hợp với mọi diện tích, kể cả những không gian nhỏ hẹp mà không ảnh hưởng đến tổng thể ngôi nhà.
- Bảo trì định kỳ miễn phí: Trong thời gian bảo hành, kỹ thuật viên sẽ đến kiểm tra, bảo trì mỗi tháng một lần mà không phát sinh chi phí.
- Minh bạch, rõ ràng: Cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan đến thiết bị, linh kiện.
- Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp: Kinh nghiệm nhiều năm trong thi công thang máy gia đình, đảm bảo chất lượng và an toàn.
- Tư vấn tận nơi, miễn phí: Hỗ trợ thẩm định, tư vấn ngay tại công trình kể cả ngày lễ.
- Lắp đặt theo yêu cầu: Nhận thi công thang máy gia đình, lắp đặt tất cả các loại thang máy với nhiều mẫu mã, thiết kế khác nhau. Bạn có thể đưa mẫu và ý tưởng, chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
- Giá cả cạnh tranh: Mức giá lắp đặt thang máy gia đình tốt nhất trên thị trường.
- Kinh nghiệm thực tế: Đã lắp đặt thành công nhiều công trình tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Khách hàng có thể tham quan trực tiếp những công trình đang thi công.
Quy trình lắp đặt thang máy gia đình
Lắp đặt thang máy gia đình là một quá trình không đơn giản, cần sự kết hợp chặt chẽ giữa các bước chuẩn bị, thiết kế, thi công và kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả. Thang Máy 3D xin chia sẻ về quy trình lắp đặt thang máy, từ khâu chuẩn bị đến khi bàn giao, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt nhất cho dự án lắp đặt thang máy của mình.
Giai đoạn 1: Khảo sát và lên kế hoạch
Giai đoạn đầu tiên trong quy trình lắp đặt thang máy gia đình đó là khảo sát thực tế và lập kế hoạch chi tiết:
- Khảo sát thực tế: Đánh giá không gian lắp đặt, đo đạc kích thước hố thang, kiểm tra kết cấu tòa nhà để lựa chọn loại thang máy phù hợp.
- Xác định yêu cầu khách hàng: Xác định tải trọng, tốc độ, số tầng phục vụ và các yêu cầu khác về tính năng, thiết kế.
- Lập bản vẽ kỹ thuật: Dựa trên kết quả khảo sát, đơn vị thang máy sẽ tiến hành lập bản vẽ chi tiết hố thang, phòng máy và các hạng mục liên quan.
- Lên kế hoạch thi công: Thống nhất thời gian thi công, phân bổ nhân lực, chuẩn bị các vật liệu – thiết bị cần thiết.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị hố thang và phòng máy
- Xây dựng hố thang: Thi công hố thang máy theo bản vẽ kỹ thuật đã thống nhất. Đảm bảo đạt chuẩn về kích thước, độ chắc chắn và các yêu cầu kỹ thuật khác.
- Chuẩn bị phòng máy (nếu cần): Nếu lắp đặt thang máy gia đình có phòng máy, cần xây dựng phòng máy theo đúng bản vẽ kỹ thuật, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc lắp đặt và bảo trì thang máy.
- Lắp đặt dầm đỡ và khung kết cấu: Đảm bảo các dầm đỡ và khung kết cấu được lắp đặt đúng vị trí, đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
Giai đoạn 3: Lắp đặt cơ khí và thiết bị điện
Sau khi hoàn tất hố thang và phòng máy, quá trình lắp đặt thang máy gia đình bắt đầu với việc lắp đặt các bộ phận cơ khí và hệ thống điện:
- Lắp đặt khung cabin và đối trọng: Khung cabin và đối trọng thang máy được lắp đặt đầu tiên để định vị thang máy trong hố thang.
- Lắp đặt rail dẫn hướng: Rail dẫn hướng cho cabin và đối trọng được lắp đặt dọc theo hố thang, đảm bảo độ thẳng và chính xác để thang máy hoạt động an toàn, êm ái.
- Lắp đặt động cơ và hệ thống kéo: Động cơ kéo, bộ truyền động và dây cáp được lắp đặt trên đỉnh hố thang (đối với thang máy không phòng máy) hoặc trong phòng máy (đối với thang máy có phòng máy).
- Lắp đặt hệ thống điện và điều khiển: Hệ thống điện và điều khiển thang máy bao gồm bảng điều khiển, dây điện, cảm biến và các hệ thống an toàn.
Giai đoạn 4: Kiểm tra, hiệu chỉnh và vận hành thử
Sau khi lắp đặt xong các bộ phận cơ khí và hệ thống điện, giai đoạn tiếp theo là kiểm tra và hiệu chỉnh để đảm bảo thang máy hoạt động đúng tiêu chuẩn:
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống: Đánh giá độ chính xác và an toàn của các bộ phận như cabin, đối trọng, rail dẫn hướng, động cơ,…
- Hiệu chỉnh hệ thống điều khiển: Điều chỉnh các thông số như tốc độ, độ êm, chế độ dừng tầng…
- Vận hành thử: Cho thang máy hoạt động thử với các mức tải trọng để kiểm tra độ ổn định, an toàn và các tính năng tự động như cảm biến dừng tầng, hệ thống cứu hộ khẩn cấp.
Giai đoạn 5: Kiểm định và nghiệm thu
Sau khi vận hành thử, thang máy cần được kiểm định bởi cơ quan chức năng để đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng:
- Kiểm định an toàn: Thang máy phải được kiểm định an toàn bởi cơ quan kiểm định có thẩm quyền, là quá trình đánh giá và kiểm tra toàn diện hệ thống thang máy để đảm bảo rằng nó hoạt động an toàn, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, và đáp ứng các yêu cầu về an toàn sử dụng.
- Nghiệm thu công trình: Sau khi đạt các tiêu chuẩn kiểm định an toàn, tiến hành nghiệm thu công trình với sự tham gia của chủ đầu tư, nhà thầu lắp đặt và các bên liên quan khác.
Giai đoạn 6: Bàn giao và hướng dẫn sử dụng
Đây là cuối cùng trong quy trình lắp đặt thang máy gia đình:
- Bàn giao tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn vận hành và bảo trì thang máy.
- Hướng dẫn sử dụng và bảo trì thang máy định kỳ.
- Chế độ bảo hành và bảo trì: Thông tin về chế độ bảo hành, các dịch vụ hậu mãi, và bảo trì định kỳ để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định và an toàn.
Nếu bạn đang cần tư vấn thêm lap dat thang may tai Hai Phong với các giải pháp tối ưu cho công trình của mình, hãy liên hệ với Thang Máy 3D theo số hotline 0869 768 969 để được hỗ trợ chi tiết hơn !